Về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngoài hợp đồng, Bộ luật dân sự 2015 đã được sửa đổi và có sự tiến bộ so với Bộ luật dân sự 2005. Cụ thể, khoản 1 Điều 584 quy định: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác”.
Như vậy, trong Bộ luật dân sự 2015, căn cứ xác định trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là “hành vi xâm phạm của người gây
thiệt hại”. Theo quy định trước đây tại Điều 604 Bộ luật dân
sự 2005, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngoài hợp đồng yêu cầu
người gây thiệt hại phải có “lỗi cố ý
hoặc vô ý”. Với quy định như vậy, ngoài việc chứng minh người
gây thiệt hại có hành vi trái pháp luật, người bị thiệt hại cần phải chứng minh người gây
thiệt hại có lỗi. Bộ luật dân sự 2015 đã quy định về căn cứ làm phát sinh trách
nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngoài hợp đồng theo hướng có lợi cho
người bị thiệt hại. Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
phát sinh khi có các điều kiện:
§ Có thiệt hại xảy ra: Thiệt hại
là một yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Trách nhiệm BTTH chỉ phát sinh
khi có sự thiệt hại về tài sản hoặc sự thiệt hại về tinh thần. Sự thiệt hại về
tài sản là sự mất mát hoặc giảm sút về một lợi ích vật chất được pháp luật
bảo vệ; thiệt hại về tài sản có thể tính toán được thành một số tiền nhất định.
Thiệt hại về tinh thần được hiểu là do tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự,
uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại phải chịu đau thương, buồn phiền, mất
mát về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, tín nhiệm, lòng tin… và cần phải
được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.
§ Hành vi gây thiệt hại là hành
vi trái pháp luật: Hành
vi trái pháp luật trong trách nhiệm dân sự là những xử sự cụ thể của chủ thể được
thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động xâm phạm đến lợi ích của nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, bao gồm: Làm những việc mà pháp
luật cấm, không làm những việc mà pháp luật buộc phải làm, thực hiện vượt quá
giới hạn pháp luật cho phép hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ mà
pháp luật quy định.
§ Có mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra: Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất
yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên
nhân gây ra thiệt hại. Hành vi trái pháp luật sẽ là nguyên nhân của thiệt hại
nếu giữa hành vi đó và thiệt hại có mối quan hệ tất yếu có tính quy luật chứ
không phải ngẫu nhiên. Thiệt hại sẽ là kết quả tất yếu của hành vi nếu trong
bản thân hành vi cùng với những điều kiện cụ thể khi xảy ra chứa đựng một khả
năng thực tế làm phát sinh thiệt hại.
Bộ luật dân sự 2015 đã mở rộng phạm vi áp dụng trách nhiệm
bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng ngoài hợp đồng. Nếu như Bộ luật dân sự 2005
quy định đối với cá nhân có
phạm vi áp dụng trách nhiệm rất rộng còn đối với pháp nhân, Bộ
luật dân sự 2005 chỉ liệt kê ba đối tượng bị xâm phạm là “danh dự, uy tín, tài
sản (khoản 1 Điều 604) thì lần này tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 quy định
đối tượng bị xâm phạm làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng của cá nhân và pháp nhân bao gồm “tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,
uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác”.
Ngoài ra, Bộ luật dân sự 2015 đã quy định phạm vi điều chỉnh
trong trường hợp đối tượng tài sản gây ra thiệt hại. Các quy định của Bộ luật
dân sự 2015 đã khái quát các trường hợp khi đối tượng gây ra thiệt hại là tài
sản. Các trường hợp tài sản gây ra thiệt hại được điều chỉnh đó là súc vật, cây
cối, nhà cửa, công trình xây dựng và nguồn nguy hiểm cao độ. Nếu gây ra thiệt
hại thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng sẽ được áp dụng dựa
trên căn cứ là tài sản gây thiệt hại chứ không phải là hành vi trái pháp luật.
Trân trọng!
Comments
Post a Comment