Skip to main content

Các loại giao dịch dân sự bắt buộc phải tuân thủ về mặt hình thức (công chứng, chứng thực)

GIAO DỊCH DÂN SỰ BẮT BUỘC PHẢI CÔNG CHỨNG HOẶC CHỨNG THỰC


Công chứng văn bản, giao dịch, hợp đồng là gì?
Theo Điều 2 Luật Công chứng 2014 thì: Công chứng văn bản, giao dịch, hợp đồng là việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của những hợp đồng, giao dịch dân sự mà luật pháp yêu cầu phải có công chứng hoặc do cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu, kể cả những văn bản được dịch từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại. Việc công chứng phải do công chứng viên thực hiện. 

Chứng thực văn bản, giao dịch, hợp đồng là gì?
 Theo Điều 2 Nghị Định 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch thì: Chứng thực văn bản, giao dịch, hợp đồng là việc cơ quan có thẩm quyền chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản là chữ ký của người đã yêu cầu chứng thực (chứng thực chữ ký), chứng thực hiện trạng của các bên hợp đồng, giao dịch, không đề cập đến nội dung hợp đồng (chứng thực hợp đồng, giao dịch) 
Hợp đồng mà pháp luật bắt buộc phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng, chứng thực mà các bên không công chứng, chứng thực sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng không tuân thủ quy định về hình thức, khi giải quyết tại Tòa án thì HĐXX sẽ yêu cầu các bên hoàn thành thủ tục trong một thời gian hợp lí; nếu quá thời hạn các bên không hoàn thiện thủ tục HĐXX sẽ tuyên giao dịch vô hiệu. (Khoản 2 Điều 124, Điều 134 BLDS 2005 - nay thuộc khoản 2 Điều 117, khoản 2 Điều 119 và Điều 122 của BLDS 2015)
Pháp luật quy định các giao dịch phải công chứng, chứng thực được quy định tại các văn bản chuyên ngành khác nhau. Thường những giao dịch liên quan tới bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu; các loại giao dịch về thừa kế (khai nhận, phân chia, từ chối nhận di sản…) phải thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực.
Trường hợp hợp đồng được lập thành văn bản, được công chứng, chứng thực thì việc sửa đổi hợp đồng cũng phải được công chứng, chứng thực (khoản 2, Điều 423 của Bộ luật Dân sự năm 2005 - nay thuộc Điều 421 BLDS 2015).
     Sau đây là bảng liệt kê các loại văn bản, giao dịch, hợp đồng bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
STT
VĂN BẢN
CĂN CỨ
PHÁP LÝ
GHI CHÚ
QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT KHÔNG PHẢI LÀ NHÀ Ở
1
Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng QSDĐ; QSDĐ và tài sản gắn liền với đất
Điểm a, b Khoản 3, Điều 167 Luật đất đai 2013;Điều 689 BLDS 2005 - nay là Điều 502 BLDS 2015
Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và TS gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
2
Hợp đồng mua bán bất động sản đấu giá
Khoản 5 Điều 459 Bộ luật dân sự 2005 (nay được quy định chung theo Điều 451 BLDS 2915, dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật về bán đấu giá tài sản)
3
Văn bản mua bán, thuê mua công trình xây dựng của các Bên đều là cá nhân
Khoản 2 Điều 17 Luật Kinh Doanh Bất Động Sản 2014
4
Văn bản tặng cho công trình xây dựng mà người được tặng cho là hộ gia đình, cá nhân trong nước, cộng đồng dân cư
Điểm c, Khoản 1, Khoản 3 Điều 32 Nghị Định số 43/2014/NĐ-CP
Không bắt buộc nhưng khuyến nghị nên công chứng, chứng thực để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận
5
Văn bản chấp thuận của người sử dụng đất đồng ý cho xây dựng công trình
Khoản 3 Điều 32 Nghị Định số 43/2014/NĐ-CP
Không bắt buộc nhưng khuyến nghị nên công chứng, chứng thực để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận
6
Văn bản mua bán, tặng cho rừng sản xuất là rừng trồng; cây lâu năm; Văn bản thỏa thuận của người sử dụng đất cho phép sử dụng đất để trồng rừng,trồng cây lâu năm
Khoản 3 Điều 33; Khoản 2 Điều 34; Khoản 8 Điều 33;Khoản 6 Điều 34 Nghị Định số 43/2014/NĐ-CP
Không bắt buộc nhưng khuyến nghị nên công chứng, chứng thực để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy chứng nhận
TÀI SẢN GẮN LIỀN VỚI ĐẤT LÀ NHÀ Ở
1
Hợp đồng thuê, thuê mua, cho mượn, cho ở nhờ, uỷ quyền quản lý nhà
Điều 492 Luật dân sự 2005 nay là Điều 472 BLDS 2015; Khoản 3, Điều 93 Luật Nhà Ở 2005;  Khoản 4, 5, Điều 63, Nghị Định số 71/2010/NĐ-CP
Các trường hợp sau không bắt buộc công chứng, chứng thực kể từ 01/07/2015: Cá nhân cho thuê nhà ở dưới sáu tháng; Bên cho thuê nhà ở là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở; Thuê nhà công vụ; Thuê mua nhà ở xã hội
2
Hợp đồng mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở; chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại
Điều 450, 467 Bộ Luật Dân Sự 2005 - - nay là Điều 430 và 459 BLDS 2015; Khoản 1, Điều 122 Luật nhà ở 2014
Không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng nếu tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở
3
Hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở không phải là nhà thương mại của Tổ chức có chức năng kinh doanh bất động sản
- Luật Nhà ở 2014 buộc phải công chứng(Điều 122 )
- Luật Kinh doanh BĐS không bắt buộc phải công chứng (Điều 17)
THỪA KẾ
1
Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ
- Khoản 4 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015 - Khoản 3 Điều 652 BLDS 2005
Xác định tính hợp pháp của di chúc
2
Di chúc miệng được ghi lại bởi người làm chứng trong thời hạn 05 ngày
Khoản 5, điều 652 Bộ Luật dân sự 2005 - nay là Khoản 5 Điều 630 BLDS 2015
Xác định tính hợp pháp của di chúc
3
Di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài
Khoản 5 Điều 672 Bộ luật dân sự 2005 - nay là khoản 5 Điều 647 BLDS 2015
Phải được dịch ra Tiếng Việt và có công chứng, chứng thực.
4
Văn bản thừa kế nhà ở, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
Khoản 3 Điều 122 Luật nhà ở 2014 và Điểm c Khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013
5
Các loại giao dịch về thừa kế (khai nhận, phân chia, từ chối nhận di sản)
Bộ luật dân sự và Luật công chứng 2014 và
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1
Văn bản thoả thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng
Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
Được ký kết trước ngày đăng ký kết hôn và có hiệu lực vào ngày đăng ký kết hôn
2
Văn bản thoả thuận về việc chia tài sản chung vợ chồng
Khoản 2, Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
Không bắt buộc phải công chứng, tuy nhiên để xác thực với nguời thứ 3 thì cần phải công  chứng, chứng thực.
3
Văn bản thoả thuận về việc mang thai hộ
Khoản 2, Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
Việc thoả thuận mang thai hộ đối với người mang thai hộ đang có quan hệ hôn nhân phải được sự đồng ý của người chồng.
4
Văn bản uỷ quyền cho nhau về việc thoả thuận mang thai hộ
Khoản 2, Điều 96 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
Uỷ quyền lại không có giá trị pháp lý
PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
1
Văn bản bán, tặng, cho phương tiện vận tải đường bộ của cá nhân (chủ phương tiện là cá nhân)
Điểm g, khoản 1, Điều 10, Thông tư số 15/2014/TT-BCA
- Giấy bán, cho, tặng xe của cá nhân phải có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn đối với chữ ký của người bán, cho, tặng xe.
- - Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân (200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức) là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, là chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản.( Điểm b Khoản 1 Điều 30 Nghị định 171/2013/NĐ-CP, áp dụng từ ngày 01/01/2017)
2
Văn bản bán, tặng, cho xe máy chuyên dùng; phương tiện giao thông đường sắt; phương tiện thuỷ nội địa; tàu biển
Điểm b, K 1, Đ 6, Thông tư  20/2010/TT-BGTVT; Đ 8, Thông tư 01/2013/TT-BGTVT; Đ 14, Thông tư 75/2015/TT-BGTVT; Đ 14 Nghị định 161/2013/NĐ-CP
Không bắt buộc đối với chủ phương tiện là cá nhân nhưng thủ tục hành chính yêu cầu.
3
Văn bản đăng ký quyền sở hữu, quyền chiếm hữu
Điều 15, Điều 16 Nghị Định số 70/2007/NĐ-CP
Không bắt buộc đối với chủ thể đăng ký là cá nhân nhưng thủ tục hành chính yêu cầu.
Ngoài các loại hợp đồng, giao dịch hợp đồng nói trên, những loại hợp đồng pháp luật khuyến cáo nên thực hiện việc công chứng để đảm bảo không gặp vướng mắc khi thực hiện xác lập quyền sở hữu và các vướng mắc khác về xử phạt vi phạm hành chính, cụ thể:
Hợp đồng ủy quyền sử dụng xe ô tô: cần công chứng để đảm bảo khi lưu hành xe ô tô các bạn không bị xử phạt lỗi xe không chính chủ.
Hợp đồng chuyển nhượng vốn (khi thực hiện thủ tục mua bán doanh nghiệp): để đảm bảo sự sai lệch về hồ sơ thực tế và hồ sơ gửi lên phòng đăng ký kinh doanh không làm vô hiệu hợp đồng loại này.
Hợp đồng ủy quyền cá nhân (Ủy quyền đổi bằng lái xe ô tô, ủy quyền xin cấp lý lịch tư pháp, ủy quyền nhận dấu công ty...): khi thực hiện các thủ tục không bị các cơ quan quản lý nhà nước gây khó khăn.
TRÂN TRỌNG!
TÌM HIỂU KHÁC:


Comments

PHỔ BIẾN

Quy định về nghỉ phép từ năm 2021 có gì thay đổi?

Từ ngày 01/01/2021 khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, cần phải lưu ý 5 điểm sau

Người dân không được cầm cố Sổ đỏ