![]() |
ĐĂNG KÝ KHAI SINH TRONG MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT |
1. Thủ tục khai sinh cho con sinh ra trước khi cha mẹ đăng ký kết hôn
Cho tôi xin hỏi: con tôi sinh ngày 1/5/2017, do một vài lí do mà
vợ chồng tôi đăng ký kết hôn muộn vào ngày 8/5/2017. Khi ra phường làm giấy
khai sinh cho cháu, tôi được yêu cầu là phải có giấy xác nhận ADN mới được ghi
họ tên cha. Nhưng theo tôi được biết chỉ cần có văn bản thừa nhận con chung là
sẽ được ghi tên cha ngay vào giấy khai sinh mà không cần phải làm thủ tục đăng
ký nhận cha, mẹ, con. Vậy trường hợp của tôi phải xử lý như thế nào mới đúng?
Văn bản thừa nhận con chung làm như thế nào?
TRẢ LỜI:
Theo quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư số 15/2015/TT-BTP ngày
16/11/2015: Trường hợp con do người vợ sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn,
chưa được đăng ký khai sinh mà khi đăng ký khai sinh, vợ chồng có văn bản thừa
nhận là con chung thì thông tin về người cha được ghi ngay vào Giấy khai sinh
của người con mà không phải làm thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con.
Do vậy, vợ chồng bạn cần lập văn bản thừa nhận con chung, trong đó
có thông tin của hai vợ chồng, thông tin của người con, nội dung thừa nhận đứa
trẻ là con chung của hai vợ chồng và cam đoan nội dung văn bản đó là đúng sự
thật.
2. Thủ tục đăng ký khai
sinh cho con khi không đăng ký kết hôn?
Tôi đã tổ chức đám cưới có bà con dòng họ, bạn bè chứng kiến
nhưng không đăng ký kết hôn với anh Nguyễn Văn A vào tháng 1 năm 2014. Đến
tháng 4 năm 2014, chúng tôi chia tay tại thời điểm tôi đang mang thai. Tôi muốn
làm giấy khai sinh cho con theo thủ tục con ngoài giá thú được không và được
quy định như thế nào? Người cha có quyền nhận con và ghi thông tin vào giấy
khai sinh của con không? Trong trường hợp xảy ra tranh chấp nhận con giữa 2 bên
thì cần phải giải quyết như thế nào?
TRẢ LỜI:
*Về khai sinh cho con
ngoài giá thú:
Điều 15 Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định:
"Điều 15. Thủ tục đăng ký khai sinh
1. Người đi đăng ký khai sinh phải nộp giấv chứng sinh (theo mẫu
quy định) và xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em (nếu cha, mẹ
của trẻ em có đăng ký kết hôn).
Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp; nếu trẻ em
sinh ra ngoài cơ sở y tế, thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận
của người làm chứng. Trong trường hợp không có người làm chứng, thì người đi
khai sinh phải làm giấy cam đoan về việc sinh là có thực.
Trong trường hợp cán bộ Tư pháp hộ tịch biết rõ về quan hệ hôn nhân
của cha mẹ trẻ em, thì không bắt buộc phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
2. Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, cán bộ Tư pháp hộ tịch ghi
vào sổ đăng ký khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp xã ký và cấp cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao
Giấy khai sinh được cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
3. Trong trường hợp khai sinh cho con ngoài giá thú, nếu không xác
định được người cha, thì phần ghi về người cha trong sổ đăng ký khai sinh và Giấy
khai sinh để trống. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh có người nhận con, thì
Ủy ban nhân dân cấp xã kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai
sinh."
Như vậy, trong trường hợp này bạn được làm khai sinh cho con theo
thủ tục ngoài giá thú.
* Về việc nhận con của
người cha:
Khoản 1 điều 91 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:
"Điều 91. Quyền nhận con
1. Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã
chết"
Như vậy, trong trường hợp này anh Nguyễn Văn A có quyền nhận con,
việc nhận con sẽ được UBND cấp xã xác nhận và giải quyết. Thông tin người cha
được ghi vào mục dành cho người cha trong giấy khai sinh theo quy định.
*Về tranh chấp nhận con
giữa hai bên:
Khoản 1 điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:
"Điều 88. Xác định cha, mẹ
1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai
trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn
nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha, mẹ thừa nhận
là con chung của vợ chồng"
Trong trường hợp này hai bạn không được pháp luật thừa nhận là vợ
chồng vì vậy con sinh ra là con riêng của bạn.
Nhưng pháp luật cũng không tước bỏ quyền của người cha, khoản 1 điều
89 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:
"Điều 89. Xác định con
1. Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu
Tòa án xác định người đó là con của mình."
Như vậy, khi có đầy đủ chứng cứ chứng minh anh Nguyễn Văn A là cha
đứa trẻ thì Tòa án sẽ công nhận họ là cha con.
Khi có sự tranh chấp nhận con giữa hai bên xảy ra hai bạn có thể
thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi dưỡng; quyền và nghĩa vụ của mỗi
người đối với con. Nếu không xử lý được thì Tòa sẽ xử lý như đối với trường hợp
ly hôn, Tòa sẽ quyết định giao con cho một bên nuôi căn cứ vào quyền lợi mọi
mặt của con, nếu con từ đủ 7 tuổi thì phải xem xét nguyện vọng của con. Người
còn lại không trực tiếp nuôi sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Căn cứ này được
quy định chi tiết tại điều 81, 82 Luật hôn nhân và gia đình.
3. Đăng ký khai sinh cho
con riêng trong thời kỳ hôn nhân
Tôi là cán bộ Hội bảo vệ quyền trẻ đang giúp một người làm khai
sinh cho con nhưng gặp trường hợp khó khăn, cán bộ tư pháp phường không cho chị
ấy đăng ký khai sinh. Nguyên nhân như sau: Hai vợ chồng chị ấy sống không hòa
thuận, anh có vợ khác, chị đi lấy một người khác và sinh một bé trai tháng
10/2016 và đến tháng 02/2017 thì tòa án giải quyết ly hôn. Nay chị ấy mang giấy
chứng sinh đến UBND phường để làm khai sinh theo họ mẹ cho con thì UBND buộc
phải ghi tên cha đứa trẻ là chồng cũ của chị ấy và lấy họ cha mới cho làm khai
sinh. Cán bộ UBND phường giải quyết như vậy có đúng không? Nếu không đúng thì
trích dẫn điều khoản nào để giúp cho trẻ em đó có được giấy khai sinh để đảm
bảo quyền lợi cho trẻ.
TRẢ LỜI:
Điều 88 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về xác định cha mẹ quy
định như sau:
“1.Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai
trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt
hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là
con chung của vợ chồng.
2.Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng
cứ và phải được Tòa án xác định.”
Em bé được sinh ra lúc quan hệ hôn nhân giữa hai vợ chồng vẫn chưa
chấm dứt nên dù trên thực tế bé là con riêng của người vợ và người chồng mới
nhưng về mặt pháp lý thì bé là con chung của hai vợ chồng do sinh ra trong thời
kỳ hôn nhân nên người chồng được xác định là cha của bé và được thực hiện quyền
làm cha của mình, trong đó có quyền đứng tên người cha trong Giấy khai sinh của
con.
Về pháp lý thì bé trai là con chung của hai vợ chồng nên giấy khai
sinh của bé phải ghi đầy đủ tên cả cha lẫn mẹ, trừ trường hợp anh chồng không
nhận cháu bé là con của mình thông qua thủ tục giải quyết tranh chấp về xác
định cha cho con tại Tòa án.
Như vậy, Cán bộ UBND phường giải quyết như thế là hoàn toàn đúng
với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, người mẹ vẫn có thể khai sinh cho con
mang họ mẹ, để trống tên cha nếu người chồng cũ làm thủ tục không nhận đứa bé
là con của mình, thủ tục này bạn có thể tìm hiểu tại điều 101 và điều 102 Luật
hôn nhân và gia đình năm 2014.
Sau khi người chồng cũ làm thủ tục không nhận con thì chị vợ có
thể viện dẫn quy định của pháp luật tại Khoản 2, Điều 15 Nghị định
123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch
để đăng ký khai sinh cho con theo đúng nguyện vọng của mình.
“Điều 15. Đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ
1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng
ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.
2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ,
dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán,
quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để
trống.”
4. Người đi đăng ký khai
sinh cho con không phải là cha mẹ
Cha, mẹ của trẻ em không thể đi đăng ký khai sinh cho con tại Ủy
ban nhân dân xã thì bà ngoại có đi đăng ký được không, có cần phải có giấy ủy
quyền hay không? Cụ thể, ai có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em?
TRẢ LỜI:
Tại khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch quy định về “Trách nhiệm đăng ký
khai sinh”: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách
nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh
cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang
nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Như vậy, theo quy định trên, trường hợp cha, mẹ của trẻ vì lý do
nào đó không thể đi đăng ký khai sinh cho con thì bà ngoại có quyền đi đăng ký
khai sinh cho cháu mà không cần phải có giấy ủy quyền của cha, mẹ trẻ.
5. Xác định quê quán
trên giấy khai sinh cho trẻ
Hiện tôi đang gặp khó khăn trong việc làm khai sinh cho con của
tôi ở mục quê quán. Chồng tôi (ba của bé) sinh ra và lớn lên tại Quảng Bình,
trên CMND của chồng tôi ghi nguyên quán là Phú Yên, hiện nay chồng tôi đang
công tác tại Sư đoàn 8, quân khu 9, Tiền Giang. Chúng tôi vừa sinh con được hơn
một tháng thì đến UBND xã (nơi cư trú của tôi) làm giấy khai sinh cho cháu. Khi
đi chúng tôi mang theo giấy chứng sinh, giấy kết hôn, sổ hộ khẩu và CMND của
hai vợ chồng. Khi điền thông tin vào tờ khai, chúng tôi ghi thông tin ở mục quê
quán của cháu là Quảng Bình thì cán bộ tư pháp không đồng ý, cán bộ bảo rằng
phải ghi ở Phú Yên theo trên CMND của chồng tôi. Nhưng hiện tại,gia đình bên
chồng tôi chẳng còn ai ở Phú Yên và chồng tôi cũng không sinh ra và lớn lên tại
Phú Yên nên nếu điền quê quán của cháu ở Phú Yên thì có ảnh hưởng đến việc xác
minh lý lịch sau này của cháu không ạ? Và điền thông tin ở Phú Yên hay Quảng
Bình mới đúng ạ? (trên CMND của chồng nguyên quán là Phú Yên, và từ trước đến
nay gia đình bên chồng đều sinh sống tại Quảng Bình, Phú Yên là nơi sinh sống
của ông bà cố của cháu).
TRẢ LỜI:
Theo quy định tại khoản 8 Điều 4 Luật hộ tịch thì: Quê quán của cá
nhân được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ theo thỏa thuận của cha, mẹ
hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký khai sinh.
Do đó, trên giấy tờ tùy thân của chồng bạn đã được xác định quê
quán là "Phú Yên" thì việc lựa chọn quê quán cho con theo quê quán
của cha là "Phú Yên" là phù hợp quy định của pháp luật.
6. Cấp lại Giấy khai
sinh bản chính, bản sao bị mất
6.1. Tôi mất giấy khai sinh bản chính, nay tôi muốn làm lại bản
chính thì Hồ sơ cấp lại gồm những gì? Thủ tục như thế nào? Ngoài ra, Tôi đi xin
Bản sao giấy khai sinh cho con tại UBND xã thì chỉ được cấp Bản trích lục giấy
khai sinh và không được cấp bản sao Giấy khai sinh. Vậy xin hỏi Tôi muốn được
cấp Bản sao giấy khai sinh thì phải làm thế nào?
TRẢ LỜI:
Luật hộ tịch và các văn bản quy định chi tiết thi hành không quy
định việc cấp lại bản chính Giấy khai sinh và cấp bản sao Giấy khai sinh. Do
đó, trường hợp công dân bị mất bản chính Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh
không còn lưu giữ thì được đăng
ký lại khai sinh.
Trường hợp bị mất bản chính Giấy khai sinh nhưng Sổ đăng ký khai
sinh vẫn còn lưu giữ được thì công dân có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã
nơi đang lưu giữ Sổ đăng ký khai sinh cấp Trích lục khai sinh (bản sao) để sử
dụng.
6.2. Cháu sinh năm 2002, năm nay 15 tuổi, cháu bị mất giấy khai
sinh bản gốc, phải làm thế nào để có thể đăng kí lại khai sinh? (vì đang đi học
nên nhà trường đôi khi đòi hỏi bản gốc của giấy khai sinh)?
TRẢ LỜI:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì
việc đăng ký lại khai sinh chỉ được thực hiện trong trường hợp cả bản chính
giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh đều bị mất.
Do vậy, trước hết bạn cần phải liên hệ với Ủy ban nhân dân cấp xã
nơi bạn đã đăng ký khai sinh trước đây để kiểm tra việc đăng ký khai sinh của
bạn có còn được lưu giữ trong Sổ đăng ký khai sinh không.
Nếu Sổ đăng ký khai sinh vẫn còn lưu giữ thì bạn có thể yêu cầu
cấp Trích lục khai sinh (bản sao) để sử dụng và giải thích rõ với trường học về
việc này.
Trường hợp Sổ đăng ký khai sinh còn lưu giữ thì bạn có thể thực
hiện thủ tục đăng ký lại khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã đăng ký
khai sinh trước đây hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn đang cư trú.
6.3. Tôi sinh năm 1983. Hiện nay tôi bị mất giấy khai sinh bản
chính và bản sao. Tôi có đến cơ quan xã xin đăng ký lại, nhưng tôi không nhớ
ngày tháng năm đăng ký nên không tra sổ hộ tịch được, cán bộ trả lời trường hợp
tôi không làm được. Tôi có chứng minh nhân dân, hộ khẩu, học bạ, bằng tốt
nghiệp cấp ba. Xin hỏi tôi có thể đăng ký lại khai sinh được không?
TRẢ LỜI:
Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định: Việc khai
sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam
trước ngày 01 tháng 01 năm 2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch
đều bị mất thì được đăng ký lại.
Như vậy, việc đăng ký lại khai sinh chỉ được thực hiện trong
trường hợp bản chính giấy khai sinh và sổ đăng ký khai sinh đều bị mất. Nếu Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi bạn đã đăng ký khai sinh trước đây vẫn còn lưu trữ được
Sổ đăng ký khai sinh từ năm 1983 thì công chức tư pháp - hộ tịch có trách nhiệm
kiểm tra việc đăng ký khai sinh của bạn và cấp Trích lục khai sinh (bản sao)
cho bạn. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã không còn lưu được Sổ đăng ký khai
sinh thì bạn có thể thực hiện thủ tục đăng ký lại khai sinh.
7. Làm giấy khai sinh
lần đầu khi đã có các giấy tờ khác
Tôi sinh năm 1988, trước đây do điều kiện khó khăn, vùng sâu,
vùng xa, gia đình không làm giấy khai sinh, sau này đi học giấy khai sinh của
tôi do nhà trường tự hợp thức cho phù hợp để được đi học và đến khi tốt nghiệp
THPT,vậy nay tôi có nhu cầu làm Giấy khai sinh bản chính cho bản thân (làm lần
đầu) thì phải làm sao?
TRẢ LỜI:
Bạn chưa từng đăng ký khai sinh nhưng đã có các hồ sơ, giấy tờ cá
nhân (bản chính hoặc bản sao được chứng thực hợp lệ) như: CMND/Hộ chiếu; Sổ hộ
khẩu; Sổ tạm trú hoặc giấy tờ khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt
Nam cấp, Sở Tư pháp hướng dẫn bạn đến UBND cấp xã nơi cư trú để yêu cầu đăng ký
khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ theo quy định tại Điều 8, Thông tư số
15/2015/TT-BTP ngày 16/11/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Hộ tịch và Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch, cụ thể như sau
* Thẩm quyền thực hiện: UBND cấp xã nơi bạn cư trú có thẩm quyền
thực hiện việc đăng ký khai sinh
* Thành Phần hồ sơ
- Giấy tờ phải xuất trình:
+ CMND hoặc hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin
cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh nhân
thân của người yêu cầu đăng ký khai sinh
+ Giấy tờ chứng minh nơi cư trú
- Giấy tờ phải nộp:
+ Tờ khai đăng ký khai sinh
+ Văn bản cam đoan về việc chưa được đăng ký khai sinh
+ Bản sao toàn bộ hồ sơ, giấy tờ của bạn hoặc hồ sơ, giấy tờ, tài
liệu khác có thông tin liên quan đến nội dung khai sinh của bạn
+ Trường hợp người yêu cầu là cán bộ, công chức, viên chức, người
đang công tác trong lực lượng vũ trang thì phải có văn bản xác nhận của Thủ
trưởng cơ quan, đơn vị vê việc những nội dung khai sinh của người đó gồm họ,
chữ đệm, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, dân tộc, quốc tịch, quê quán,
quan hệ cha – con, mẹ -con phù hợp với hồ sơ do cơ quan, đơn vị đang quản
lý.
* Lưu ý: khi thực hiện đăng ký khai sinh, bạn phải cam đoan bằng
văn bản đã nộp đầy đủ các giấy tờ mình có. Trường hợp bạn cam đoan không đúng
sự thật, cố ý chỉ nộp bản sao giấy tờ có lợi để đăng ký khai sinh thì việc đăng
ký khai sinh không có giá trị pháp lý.
Trân trọng!
Comments
Post a Comment