GIỮA CHẤP TÍN DỤNG VÀ YẾU TỐ PHÁP LÝ THỰC TIỄN |
LS. NGUYỄN DUY LUU
Trưởng Văn phòng luật sư Nguyễn Duy Lưu và Cộng sự
Việc giải quyết tranh chấp tín dụng ngoài điểm giống về phương
thức giải quyết tranh chấp thì còn có nhiều điểm khác biệt so với các tranh
chấp dân sự hoặc kinh doanh, thương mại nói chung, trong đó có các loại lãi
suất thời hiện khởi kiện.
1. TÍN DỤNG VÀ TRANH CHẤP TÍN DỤNG
1.1. Hợp đồng tín dụng
Khoản 14, Điều 4 về "Giải thích từ ngữ", Luật các Tổ
chức tín dụng (TCTD) năm 2010 quy định "Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để
tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp
vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng
và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác". Các nghiệp vụ cấp tín dụng khác như
tái chiết khấu, ứng trước, mua có bảo lưu quyền truy đòi (trừ các khoản mua có kỳ hạn) công cụ chuyển phát hành thẻ tín dụng,
nhượng và giấy tờ có giá khác. Dưới đây gọi là tín dụng và hợp đồng tín dụng
thay vì cấp tín dụng và hợp đồng cấp
tín dụng không chính xác theo quy định của pháp luật hiện hành (vì
trước đây gọi sai riêng hợp đồng cho vay là hợp đồng tín dụng, nên đã buộc phải
gọi hợp đồng tín dụng nói chung là hợp đồng cấp tín dụng).
Đối với các TCTD, hợp đồng bảo lãnh ngân hàng được điều chỉnh theo
quy định riêng của pháp luật ngân hàng đối với bảo lãnh ngân hàng, đồng thời
theo quy định chung tại Điều 335 về
"Bảo lãnh", Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015. Các quan hệ tín dụng
khác ngoài hợp đồng cho vay và bảo lãnh ngân hàng như chiết khấu, cho thuê tài
chính, bao thanh toán thì không được quy định trong BLDS năm 2015, mà chủ yếu
được hướng dẫn bằng các văn bản dưới luật. Trường hợp TCTD cấp tín dụng
không đúng với quy định của luật thì có thể bị vô hiệu theo quy định tại Điều 124 về "Giao dịch dân sự vô
hiệu do giả tạo", BLDS năm 2015. Chẳng hạn như việc cấp tín dụng cho vay
dưới hình thức đặt cọc hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng để mua, thuê nhà
như đã xảy ra trong vụ án tại Ngân hàng Xây dựng.
1.2. Tranh chấp tín dụng
Tranh chấp tín dụng được hiểu là tranh chấp về các hợp đồng tín
dụng gồm hợp đồng cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo
lãnh ngân hàng và các hợp đồng tín dụng khác.
Đối với hợp đồng cho vay, thì tranh chấp có thể là nợ gốc, nợ lãi,
lãi suất, về mọi vấn đề liên quan đến hợp đồng cho vay như điều kiện vay, mục
đích sử dụng vốn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức
trả nợ và các nội dung khác. Tuy nhiên, trên thực tế hợp đồng cho vay nói
riêng, hợp đồng tín dụng nói chung, thường xảy ra các tranh chấp giống nhau tập
trung vào số nợ gốc, các loại lãi suất, phí và việc xử lý tài sản bảo đảm.
Đối với các TCTD thì hợp đồng cho vay được điều chỉnh theo các quy
định riêng của pháp luật ngân hàng đối với hợp đồng tín dụng, đồng thời theo
quy định chung tại Điều 463 về “Hợp
đồng vay tài sản”, BLDS năm 2015.
Riêng đối với hợp đồng bảo lãnh ngân hàng, khi các TCTD phải thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh trả nợ thay, thì sẽ chuyển sang ghi nợ cho bên được bảo lãnh,
do đó trở thành nghĩa vụ như đối với một hợp đồng cho vay. Khi đó lãi suất đối
với nợ gốc trong hạn, lãi suất đối với nợ gốc quá hạn, lãi suất đối với nợ lãi
quá hạn và lãi suất đối với khoản nợ chậm thi hành án sẽ được xử lý hoàn toàn
giống với hợp đồng cho vay của các TCTD.
Trường hợp hợp đồng tín dụng vô hiệu thì hậu quả pháp lý là không
tính lãi cho vay hay phí bảo lãnh theo quy định tại Điều 131 về “Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu”, BLDS
năm 2015.
1.3. Tranh chấp bảo đảm tín dụng
Ngoài ra, quan hệ tín dụng thường gắn với tài sản bảo đảm tín
dụng, nên cũng thường xảy ra tranh chấp về việc bảo quản, thu giữ và xử lý tài
sản bảo đảm. Điều 292 về “Biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”, BLDS năm 2015 quy định có 9 bên pháp bảo đảm thực
hiện nghĩa vụ bao gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký
quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp và cầm giữ tài sản. Việc bảo lãnh
có thể là bảo lãnh ngân hàng hoặc bảo lãnh của pháp nhân hay cá nhân khác.
Tuy nhiên trong quan hệ tín dụng thì chỉ liên quan đến 5 biện pháp
bảo đảm là cầm cố, thế chấp, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp và cũng được gọi là
các hợp đồng bảo đảm. Hợp đồng tín dụng không liên quan trực tiếp đến 3 biện
pháp ký cược, bảo lưu quyền sở hữu và cầm giữ tài sản. Riêng biện pháp đặt cọc,
có thể áp dụng trong quan hệ tín dụng tuy nhiên gần như không xuất hiện trên
thực tế.
Vì bảo lãnh ngân hàng là một biện pháp bảo đảm nhưng đồng thời
cũng là một hợp đồng tín dụng, nên có thể lại sử dụng các biện pháp bảo đảm
khác như ký quỹ, cầm cố, thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong quan hệ giữa
các bên.
1.4. Mối quan hệ giữa tín dụng và bảo đảm
Trường hợp chỉ có tranh chấp về hợp đồng bảo đảm, không có tranh
chấp về tín dụng, thì vẫn phải khởi
kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, chứ không khởi kiện độc
lập hợp đồng bảo đảm, vì tín dụng là hợp đồng chính, bảo đảm là hợp đồng phụ.
Hay nói cách khác, hợp đồng bảo đảm phụ thuộc vào hợp đồng tín dụng vì là một
bộ phận của hợp đồng tín dụng.
Dù tín dụng là hợp đồng chính, nhưng nếu bị vô hiệu thì không dẫn
đến việc vô hiệu hợp đồng bảo đảm là hợp đồng phụ theo quy định tại khoản 2, Điều 407 về “Hợp đồng vô
hiệu”, BLDS năm 2015.
2. CÁC PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TÍN DỤNG
2.1. Phương thức giải quyết tranh chấp
Cũng giống như các loại tranh chấp hợp đồng khác, các tranh chấp
tín dụng có thể là tranh chấp dân sự hoặc tranh chấp kinh doanh, thương mại,
đều có thể giải quyết bằng các phương thức thương lượng, hòa giải, trọng tài và
tòa án theo quy định của pháp luật. Không có quy định cụ thể của pháp luật về
việc giải quyết tranh chấp bằng thương lượng.
Việc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải được thực hiện theo quy
định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP ngày 24/02/2017 của Chính phủ về hòa giải
thương mại
2.2. Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
Riêng với phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thì áp
dụng đối với trường hợp các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài
đối với tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại hoặc ít nhất
một bên có hoạt động thương mại và tranh chấp khác giữa các bên mà pháp luật
quy định được giải quyết tranh chấp bằng trọng tài theo quy định tại Điều 2 về
“Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp của trọng tài”, Luật Trọng tài thương mại
năm 2010.
Cho đến nay, chưa có quy định nào bắt buộc phải giải quyết tranh
chấp bằng Trọng tài, mà chỉ là quy định các bên có thể lựa chọn giải quyết
tranh chấp bằng trọng tài như Luật thương mại năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ năm
2005, Luật các Công cụ chuyển nhượng năm 2006, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng năm 2010, Luật doanh nghiệp năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014, Bộ luật hàng
hải năm 205, v.v...
Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu các bên có thỏa
thuận trọng tài và thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy
ra tranh chấp theo quy định tại khoản 1, Điều 5 về “Điều kiện giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài”, Luật Trọng tài thương mại năm 2010.
Kết hợp các điều kiện trên thì thực chất chỉ có duy nhất một
trường hợp giải quyết bằng trọng tài, đó là lý do các bên thỏa thuận đối với
tranh chấp trong đó ít nhất một bên có hoạt động thương mại. Như vậy tranh chấp
hợp đồng cho vay tiêu dùng của các TCTD cũng được giải quyết bằng Trọng tài nếu
các bên có thoả thuận.
Các bên có thể chỉ thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
mà không cần phải ghi chính xác tên của Trung tâm Trọng tài thương mại trên
thực tế. Trường hợp các bên vừa có thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng Trọng
tài, vừa có thoả thuận giải quyết tranh chấp bằng Toà án thì có quyền khởi kiện
ra trước một trong hai bên Trọng tài hoặc Toà án giải quyết theo quy định tại
khoản 4, Điều 2 về “Xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa Trọng tài,
Toà án theo quy định Luật Trọng tài thương mại”, Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP
ngày 20/3/2014 của Hội đồng Thẩm phán, TANDTC “Hướng dẫn thi hành một số quy
định của Luật Trọng tài thương mại”.
Nếu hợp đồng tín dụng có tài sản bảo đảm của bên thứ ba, thì chỉ
giải quyết được bằng Trọng tài khi tất cả các bên có thoả thuận giải quyết
tranh chấp bằng Trọng tài.
2.3. Giải quyết tranh chấp bằng Toà án:
Tranh chấp tín dụng được giải quyết tại Toà án thì thuộc quyền
giải quyết của Toà nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh theo quy
định tại điểm a và b, khoản 1, Điều 33 về “Thẩm quyền của TAND huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh”, Bộ luật tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2004, đã được
sửa đổi, bổ sung năm 2011 và điểm a và b, khoản 1, Điều 35 về “Thẩm quyền của
TAND cấp huyện”, BLTTDS năm 2015, trừ trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở
nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan đại diện Việt Nam ở nước
ngoài, cho Toà án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
Việc giải quyết tranh chấp bằng Toà án không phụ thuộc vào việc
thoả thuận của các bên. Luật quy định, Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, hoặc
có trụ sở có thẩm quyền giải quyết, trừ trường hợp các bên có quyền tự thoả
thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toá án nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ
sở của nguyên đơn giải quyết tranh chấp theo quy định tại điểm b, khoản 1, Điều
39 về “Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ”, BLTTDS năm 2015.
Riêng đối với Toà kinh tế thì khác với thẩm quyền giải quyết tranh
chấp của Trọng tài là chỉ giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh
doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều
có mục đích lợi nhuận, theo quy định tại khoản 1, Điều 30 về “Những tranh chấp
kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án”, BLTTDS năm 2015.
Trân trọng!
Comments
Post a Comment