Skip to main content

Chính thức không tính thời gian nghỉ giữa giờ vào giờ làm việc của người lao động

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được quy định tại Bộ luật Lao động 2019 chính thức được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, ngày 20/11/2019 và sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021.
Cụ thể, theo nội dung tại Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc theo thời giờ làm việc bình thường từ 06 giờ trở lên trong ngày thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục; trường hợp làm việc ban đêm được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục và không tính vào giờ làm việc; trường hợp người lao động làm việc theo ca thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.

Như vậy, từ ngày 01/01/2021, thời gian nghỉ giữa giờ chỉ được tính vào giờ làm việc đối với những người lao động làm việc theo ca, còn đối với những người làm việc theo giờ bình thường thì sẽ không được tính.
Hiện nay, theo Bộ luật Lao động 2012 thì thời gian nghỉ giữa giờ đối với người làm việc theo giờ bình thường vẫn được tính vào thời giờ làm việc.
Theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 cũng như Bộ luật Lao động 2012, thời giờ làm việc bình thường của người lao động không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần. Tuy nhiên, Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
Cũng theo Bộ luật Lao động 2019, người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết (Bộ luật Lao động 2012 không quy định nghĩa vụ thông báo của người sử dụng lao động); trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
TRÂN TRỌNG!


Comments

PHỔ BIẾN

Quy định về nghỉ phép từ năm 2021 có gì thay đổi?

Từ ngày 01/01/2021 khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, cần phải lưu ý 5 điểm sau

Người dân không được cầm cố Sổ đỏ