Skip to main content

Từ năm 2021, không được chấm dứt HĐLĐ với NLĐ mang thai dưới mọi hình thức


Bộ luật Lao động 2019 vừa được Quốc hội thông qua đã mở rộng hơn quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ, nhưng đồng thời cũng hạn chế quyền này đối với trường hợp NLĐ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Cụ thể, một trong những điểm mới đáng chú ý của Bộ luật Lao động 2019 là quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ sẽ bị hạn chế trong trường hợp NLĐ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Theo Khoản 3 Điều 37 Bộ luật Lao động 2019, NSDLĐ không được đơn phương chấm dứt HĐLĐ khi “NLĐ nữ mang thai; NLĐ đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi”. Theo đó, khi NLĐ đang có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi mà có rơi vào trường hợp bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ, NSDLĐ cũng không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của mình.
Trước đó, Khoản 3 Điều 155 chỉ quy định: “NSDLĐ không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi...”. Tuy nhiên, thực tế có nhiều trường hợp lao động nữ trong lúc đang mang thai hay nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi vẫn bị NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ vì lý do khác như thường xuyên không hoàn thành nhiệm vụ theo HĐLĐ chẳng hạn. 
Ngoài ra, Bộ luật Lao động 2019 cũng nhấn mạnh, từ ngày 01/01/2021, NSDLĐ không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với lao động nam đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi hay đang trong thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội. Trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong thời gian lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì được ưu tiên giao kết hợp đồng lao động mới.
Nội dung chi tiết xem tại Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực từ 01/01/2021.
TRÂN TRỌNG!

Comments

PHỔ BIẾN

Quy định về nghỉ phép từ năm 2021 có gì thay đổi?

Từ ngày 01/01/2021 khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, cần phải lưu ý 5 điểm sau

Người dân không được cầm cố Sổ đỏ